TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG MẦM NON MA THÌ HỒ
Tiếng Việt trong giáo dục nói chung, và tiếng Việt trong giáo dục mầm non nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết, vì đặc thù phần lớn là trẻ dân tộc và người dân vẫn dùng tiếng địa phương để giao tiếp, ít nhiều đã ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Trường mầm non Ma Thì Hồ là trường vùng cao biên giới khó khăn có 99,8% là dân tộc Mông là chủ yếu của Huyện Mường Chà. Năm học 2024 - 2025 nhà trường có 32 lớp với 717 trẻ. Trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường, giáo viên các nhóm lớp đã bằng những hình thức, hoạt động để có thể tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay tại lớp mình. Bằng tâm huyết với nghề, bằng tình yêu thương với trẻ, và với trách nhiệm, kiến thức của mình, các cô đã tạo dựng môi trường chữ cái phong phú, da dạng, nhiều màu sắc cho nhóm lớp bằng các nguyên vật liệu, khiến cho trẻ hứng thú khi đến lớp, khi nhận biết mặt chữ quen thuộc.
Một số hoạt động học
Môi trường bắt mắt, sẽ khiến trẻ vui hơn và muốn đến lớp, thi đua học cùng các bạn, tạo cho trẻ thói quen cùng nhau đoàn kết và cố gắng học tập.
Môi trường ngoài lớp học
Môi trường trong lớp học
Ngoài ra, giáo viên kết hợp tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Có thể bằng hình hình thức như: Đưa ra cho trẻ những câu đố dân gian để trẻ đoán, đọc những bài đồng dao, ca dao, tục ngữ để trẻ hiểu thêm về kho tàng ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Các trò chơi dân gian có lời đồng dao cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc phát triển tiếng Việt cho trẻ. Trẻ vừa chơi, vừa đọc, kết hợp được vận động và tư duy, ví dụ như trò Nu na nu nống,….
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở hội thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống!
Môi trường chữ cái đối với trẻ mầm non luôn là điều mới lạ, hấp dẫn. Giáo viên tạo mội trường chữ cái để trẻ có thể đọc, phát âm chuẩn từng chữ, và trẻ có thể kiểm tra lẫn nhau với thái độ tích cực, từ đó tạo tiền đề cho trẻ vào lớp 1. Ngoài phương pháp đọc, giáo viên cho trẻ thực hiện hoạt động tô chữ theo nét chấm mờ, tô chữ rỗng. Bên cạnh đó, còn có thể thực hiện cho trẻ xếp chữ với hột hạt, trẻ không chỉ thích thú, mà còn thi đua với các bạn một cách vui vẻ.
Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
Tiếng Việt cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội vẫn theo kịp thời đại, vẫn tự biết làm giàu mình bằng những phương cách tạo từ, vay mượn, nhưng không đánh mất cái vốn có của mình. Sự giàu và cái đẹp của tiếng Việt có thể nói được nhiều điều. Là người Việt, chúng ta hãy biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và phát triển thứ của cải vô cùng quý báu này của dân tộc.